Khi có nhu cầu in thẻ nhựa, một số khách hàng sẽ tìm hiểu rõ về thẻ, chất liệu thẻ, công nghệ in, chất lượng in, độ bền… trước khi thương lượng giá cả và chọn nơi in. Cũng có một số khách hàng không mấy quan tâm về vấn đề này, có thể là họ không nghĩ đến hoặc quan trọng hơn là vấn đề chi phí.
Việc xác định rõ các loại thẻ nhựa, chất lượng thẻ khá quan trọng vì nó giúp bạn biết được chi phí bạn bỏ ra cho một chiếc thẻ là đúng với giá trị của nó. Bởi vì chất lượng của mỗi loại thẻ phụ thuộc nhiều vào công nghệ in của nó.
* Công nghệ in thứ nhất – Ép plastic thông thường (thẻ nhựa 3 lớp)
Công nghệ in này sử dụng máy ép Plastic loại nhỏ dùng để ép dẻo trên chất liệu nhựa, ví dụ như: ép CMND, Bằng lái xe, ép hình ảnh (sau khi chụp),… Để sản xuất ra một chiếc thẻ, người ta in lên 2 mặt của một giấy nhựa với độ dày khác nhau, sau đó phủ hai lớp màng trong lên hai mặt của tờ giấy và cho ép qua máy ép Plastic.
Ưu điểm của công nghệ in này
+ Là một lựa chọn tốt cho bạn nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng thẻ nhựa tại chỗ thường xuyên với số lượng nhiều, bạn có thể mua những máy móc này và tự sản xuất thẻ, công nghệ in khá đơn giản.
+ Phù hợp nếu bạn phát hành thẻ và giá trị của thẻ chỉ trong một thời gian ngắn (Ví dụ khi bạn in thẻ vip cho shop của bạn, giá trị của thẻ trong vòng 3 tháng, bạn có thể in theo công nghệ này để giảm chi phí).
+ Chi phí thấp: đây là công nghệ in với chi phí thấp nhất, giúp bạn tiết kiệm được một khoản không nhỏ so với chọn in công nghệ cao hơn.
Nhược điểm của công nghệ này
+ Nhược điểm lớn nhất của công nghệ in Ép Plastic thông thường là độ bền thẻ không cao, vì phôi thẻ được ép với nhiệt độ không đủ cao và lực ép không đủ mạnh nên thẻ sẽ dễ bị tróc bề mặt. Nếu bạn phát hành thẻ có giá trị sử dụng > 2 năm, bạn không nên chọn cách in này.
* Công nghệ in thứ hai – In thẻ nhựa bằng máy in thẻ để bàn
Công nghệ in này rất phổ biến và đã phát triển từ khá lâu ở các nước phát triển. Để đáp ứng cho nhu cầu phát hành thẻ tại chỗ, các công ty, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, sân bay, chính phủ,… sử dụng nó để in và nó như là một thiết bị văn phòng cần thiết cơ bản.
Máy in thẻ nhựa để bàn sử dụng công nghệ in truyền nhiệt trực tiếp hoặc chuyển nhiêt gián tiếp. Với công nghệ in truyền nhiệt trực tiếp, đầu in của máy sẽ tiếp xúc trực tiếp đến bề mặt của phôi thẻ nhựa, đầu in sẽ gia công trên bề mặt phôi thẻ. Chiếc thẻ in ra sẽ không phủ màu tràn lề phôi thẻ để bảo vệ trầy đầu in. Với công nghệ in chuyển nhiệt gián tiếp, đầu tiên, đầu in sẽ tiếp xúc và in lên một màng film, sau đó màng film này sẽ được gia công lên bề mặt phôi thẻ, in tràn lề. Công nghệ in này giảm thiểu tối đa trầy đầu in và cho ra hình ảnh sắc nét.
Bạn có hai lựa chọn cho việc in thẻ theo công nghệ này: Lựa chọn thứ nhất, bạn sẽ in một chiếc thẻ hoàn chỉnh từ A đến Z từ máy in thẻ để bàn này, bao gồm background, logo, hình ảnh, thông tin,… bạn chỉ cần mua mực in và phôi thẻ trắng là bạn có thể in ra một chiệc thẻ hoàn chỉnh. Lựa chọn thứ 2, bạn đặt in trước với một số lượng lớn và sau đó chỉ in hình ảnh, tên khách hàng, mã số lên thẻ bằng máy in này.
Các tùy chọn bạn có thể sử dụng với máy in thẻ nhựa để bàn: Kéo băng từ, ghi code, kéo băng ký, dập nổi, phủ nhũ (đối với một số loại máy in).
Các dòng máy in thẻ nhựa IDENTY cung cấp: Hiti (TaiWan), Datacard (US), Zebra (US), Evolis (Đức), MagicCard, Paraloid, Nisca.
Ưu điểm của công nghệ in này
+ Phát hành thẻ tại chỗ, nhanh nhất: Chỉ trong vài phút, bạn đã có thể tặng khách hàng mới của bạn một chiếc thẻ thành viên với họ tên, thông tin đầy đủ vừa mới thu thập được của khách hàng đó.
+ Thuận tiên, chuyên nghiệp, xu hướng tương lai: Giúp bạn giảm thiểu thời gian, công sức, nâng cao tính chuyên nghiệp. Trong tương lai, máy in thẻ nhựa sẽ là thiết bị văn phòng cần thiết của các đơn vị kinh doanh.
Nhược điểm của công nghệ in này
+ Chi phí cao: Chi phí máy in khá cao, tùy theo hãng sản xuất. Thấp nhất hiện nay là dòng máy Hiti của Đài Loan, máy Hiti CS200E có giá 22 triệu , bạn cần có mực in và phôi thẻ trắng, mực in khá đắt là một trong những yếu tố bạn nên cân nhắc khi quyết định mua máy.
+ Rủi ro trầy đầu in (máy in truyền nhiệt trực tiếp): Bụi trên thẻ, môi trường nhiều bụi có thể làm đầu in của máy bị trầy, và chi phí để thay thế đầu in là rất cao.
* Công nghệ in bằng máy ép Cao Tần – Thẻ nhựa 4 lớp
Đây là công nghệ in phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, hầu hết các đơn vị in thẻ nhựa đều sử dụng công nghệ này. Cách in như sau:
+ In hai mặt của file thiết kế trên 2 tờ giấy nhựa A4 riêng biệt (In phun bằng máy Epson, HP hoặc in Offset)
+ Áp hai tờ giấy nhựa lại với nhau và áp hai tờ nhựa trong overlay vào hai bên (tổng cộng 4 lớp)
+ Ép qua máy ép cao tần với nhiệt độ theo quy định (tùy theo chất liệu: nhũ hoặc nhựa thường)
+ Bế tấm thẻ nhựa ra từng thẻ bằng máy bế thẻ tự động hoặc bằng tay (một tấm A4 được 10 thẻ, tùy theo kích thước thẻ)
Với công nghệ in này, bạn có thể một lúc in được vài trăm thẻ (tùy theo loại máy ép cao tần, máy ép thủy lực)
Tuy vậy, công nghệ in như nhau chưa chắc đã cho ra sản phẩm tốt như nhau, điều này còn phụ thuộc rất lớn vào nguyên vật liệu in và chất lượng máy in.
· Nguyên vật liệu in: Quan trọng nhất là bạn phải có những tờ giấy nhựa đạt tiêu chuẩn về độ bóng và độ keo, kèm theo tờ nhựa trong overlay của bạn phải có đủ độ keo. Nếu bạn đáp ứng được hai điều kiện trên, thẻ của bạn sẽ rất bền.
· Máy in: Máy in ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh và thông tin, các đơn vị in thường dùng máy in khổ A3 để hình ảnh nét hơn thay vì in máy khổ A4. In offset là lựa chọn tốt nhất cho độ nét và màu sắt nhưng cần phải in số lượng lớn và chi phí cao.
Ưu điểm của công nghệ in này
+ Chi phí hợp lý
+ Chất lượng thẻ tốt
+ Độ bền cao
Nhược điểm của công nghệ in này
+ In thẻ qua nhiều công đoạn và nhiều loại máy
+ Chất lượng thẻ có thể bị ảnh hưởng bởi mọi bước trong quy trình (thiết kế, in, ép, bế)
+ Chưa thật sự hoàn hảo như công nghệ in Offset
* Công nghệ in Offset – Công nghệ in hiện đại nhất – Công nghệ in số lượng lớn
Một hệ thống máy in thẻ Offset chi phí tính bằng tiền tỷ, chi phí của nó xứng với giá trị của nó mang lại, và giá thẻ cũng vậy. Chất lượng hình ảnh, độ bền thẻ đều đảm bảo. Bạn cần in ít nhất 1000 thẻ để có thẻ chạy Offset.
Bạn có thể phân biệt một thẻ in Offset và một thẻ in phun như sau: In offset trên bề mặt thẻ bạn thấy các hạt màu li ti xếp sát nhau theo một thứ tự, đây là vì máy in đầu tiên in lên một tấm cao su và từ tấm cao su này sẽ ép lên bề mặt giấy, theo chiều trên xuống, không phải chạy qua lại như máy in phun; Nhìn vào chiệc thẻ in phun, bạn sẽ thấy các đường sọc nhỏ qua lại, đây là vì đầu phun chạy qua lại phun mực đều lên giấy để lại các đường sọc nhỏ không nhìn thấy rõ. In phun là chấp nhận được và đôi khi sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn về tính chủ động trong việc làm mẫu, chi phí tốt trong khi chất lượng vẫn đảm bảo.